Khoáng chất là thành phần không thể thiếu trong quá trình nuôi tôm, trong điều kiện nuôi tôm công nghiệp hoặc ao đất lâu năm hàm lượng khoáng chất sẵn có sẽ không đủ cung cấp cho ao nuôi vì thế cần kiểm tra hàm lượng khoáng trong ao nuôi thường xuyên và bổ sung đúng loại, đúng liều và đúng tỷ lệ cân bằng ion nhằm đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho tôm phát triển.
Trong chủ đề lần này Việt Mỹ xin chia sẽ thông tin về: “Vai trò của khoáng chất trong ao nuôi tôm và biện pháp bổ sung đúng cách” , cung cấp thông tin cụ thể về các loại khoáng, vai trò của chúng đối với vật nuôi và cách thức bổ sung phù hợp, mời bà con cùng theo dõi nhé !
Các loại khoáng chất trong ao nuôi tôm
Các dòng khoáng hiện nay được sử dụng cho nuôi tôm gồm khoáng dạng bột và dạng nước, nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm có thành phần từ khoáng vi lượng, khoáng đa lượng hoặc kết hợp cả hai.
+ Khoáng đa lượng bao gồm Canxi (Ca), Phốt pho (P), Magie (Mg), Kali (K), Natri (Na), Lưu huỳnh (S) và Clo (Cl) chủ yếu tham gia cấu tạo khung cơ thể.
+ Khoáng vi lượng là các chất vô cơ cần thiết cho cơ thể với lượng rất nhỏ, bao gồm sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan (Mn), và một số chất vô cơ khác cũng đóng vai trò xúc tác hoạt động trao đổi chất, có khả năng giảm stress, tăng cường miễn dịch và khả năng kháng bệnh của tôm.
Ngoài ra các loại khoáng đa vi lượng còn là thành phần thiết yếu hình thành các enzyme, vitamin, hormone, sắc tố, tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất và sinh lý trong cơ thể vật nuôi.
Vậy nếu thiếu khoáng tôm sẽ có những biểu hiện gì ?
- Tôm bị đục cơ cong thân, sau khi tôm lột xác chậm cứng vỏ hoặc không cứng vỏ lại được, lúc này tôm sẽ rất dễ bị tấn công hoặc nhiễm các mầm bệnh khác trong ao.
- Giảm sức đề kháng, giảm khả năng chống chịu với điều kiện môi trường bất lợi.
- Tôm dễ sốc và giảm tỷ lệ sống
- Thiếu Magie tôm xảy ra tình trạng biếng ăn và chậm lớn
- Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi thu hoạch
Bổ sung khoáng chất như thế nào là đúng cách ?
- Kiểm tra hàm lượng khoáng chất trong ao nuôi thường xuyên, dựa theo bảng nhu cầu hàm lượng ion khoáng theo độ mặn dưới đây để xác định nhu cầu khoáng chất cần thiết và bổ sung đến mức phù hợp.
Nhân tố và yêu cầu về cân bằng ion ở các độ mặn khác nhau khi pha loãng nước biển (Tác giả: Huỳnh Trường Giang – Công ty CP UV)
- Tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều 1 loại khoáng tránh gây trường hợp lãng phí mà không mang lại hiệu quả, các loại khoáng chất tồn tại trong nước theo 1 mức phù hợp và tỷ lệ riêng ví dụ như Ca: Mg = 1:3,1 , Na:K =28:1, nếu tỷ lệ không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm.
- Tôm có khả năng hấp thu khoáng chất thông qua mang hoặc đường tiêu hóa, có thể tăng cường cả bổ sung vào nước và trộn vào thức ăn nhằm tăng hiệu quả hấp thu trong những trường hợp ao có độ mặn thấp.
Liều lượng và thời điểm sử dụng:
- Liều lượng: Tùy theo loại khoáng chất, giai đoạn phát triển của tôm và điều kiện môi trường ao nuôi.
- Thời điểm sử dụng: Có thể bổ sung khoáng chất định kì hoặc theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Nên bổ sung khoáng chất vào lúc trời mát mẻ, ít nắng
Cách thức bổ sung:
- Tạt trực tiếp xuống ao: Pha loãng khoáng chất với nước và tạt đều khắp ao
- Trộn vào thức ăn: Trộn khoáng vào thức ăn theo tỷ lệ phù hợp và cho tôm ăn
Những lưu ý cần thiết cho bổ sung khoáng cho ao nuôi:
- Quá trình lột xác diễn ra vào ban đêm nên cần bổ sung khoáng vào buổi tối để cung cấp kịp thời khoáng tham gia vào quá trình tạo vỏ cho tôm.
- Đối với ao đất nuôi lâu năm khoáng tự nhiên bị hao hụt, lâu dần dẫn đến đất bị trơ thiếu khoáng chất tự nhiên, đối với những ao này cần bổ sung khoáng chất định kì cho tôm.
- Các loại khoáng thường được chọn bổ sung nước ao nuôi như khoáng nguyên liệu CaCl2, MgCl2, KCl hoặc loại khoáng thành phẩm đã phối chế như VMC CALCIUM MAX, bên cạnh đó dòng sản phẩm trộn vào thức ăn cũng được đánh giá mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con như VMC OM và VMC CALPHOT.
Bổ sung khoáng chất cho ao nuôi tôm là một kỹ thuật quan trọng, giúp tôm khỏe mạng và tăng năng suất và chất lượng nuôi tôm, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nuôi