4 CÁCH Ủ PHÂN CHUỒNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Phân chuồng là phân hữu cơ chính và không thể thay thế trên nền nông nghiệp thế giới cũng như ở Việt Nam. Các loại phân chuồng sử dụng phổ biến là: phân heo, bò, trâu, dê, gà,…

Dù ở các nước có nền công nghiệp hoá phát triển, phân chuồng vẫn là loại phân quý,  không chỉ làm tăng năng suất cây trồng mà còn làm tăng hiệu lực phân hoá học, đặc biệt là cải tạo đất vì phân chuồng chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cho cây như đạm, lân, kali và cả các nguyên tố vi lượng như Bo, Mo, Cu, Mn, Zn,… phân chuồng hầu như ở đâu cũng có, dễ sử dụng và sản xuất.

Phân chuồng có đặc điểm phân giải nhanh trong đất, các chất dinh dưỡng dễ tiêu, cây dễ hấp thụ. Nếu bón phân chuồng liên tục làm tăng độ phì của đất, làm xốp đất, tăng khả năng giữ nước, giữ phân giảm độ chua của đất. Nhưng ngoài ra phân chuồng có một số nhược điểm nhất định như: hàm lượng dinh dưỡng không cao, chi phí vận chuyển và bảo quản lớn.

Tuy nhiên trước khi sử dụng phân chuồng cần qua một khâu xử lý và chế biến, vì phân chuồng chứa nhiều hạt cỏ dại, nhiều mầm mống nấm bệnh, khi không qua xử lý mà dùng trực tiếp sẽ gây hại cho cây trồng như thế sẽ bị phản tác dụng. Ngoài ra việc ủ phân chuồng trước khi sử dụng còn làm tăng chất lượng phân. Sản phẩm cuối cùng trong phân ủ là mùn, các chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng và các sản phẩm trung gian, vi sinh vật, men, kích thích tố.

Hiện nay có 4 phương pháp ủ chính, bà con hãy cân nhắc xem cách nào phù hợp với mình nhất nhé

Ứng dụng chế phẩm Trichoderma ủ phân chuồng trồng thanh long hữu cơ

1. Ủ nóng

  • Để nhiệt độ cao cho vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh, vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do đó, phải làm đống phân xốp cao, thoáng.
  • Khi lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, không được nén, sau khi tưới nước phân, giữ ẩm 60 -70 % có thể trộn thêm 1% vôi bột nếu nhiều chất độn và 1 – 2 % super Lân để giữ đạm sau đó trát bùn, che phủ. Hàng ngày tưới nước phân lên.
  • Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ đống phân có thể lên tới 60oC, phân chóng hoai.
  • Phương pháp này diệt cỏ dại, hạn chế bệnh truyền nhiễm. Thời gian ủ ngắn, 30 – 40 ngày là ủ xong, sử dụng được liền.
  • Nhược điểm: mất nhiều đạm.

2. Ủ nguội

  • Khi lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp rắc một ít phân lân (2%) phủ đất bột, đất bùn khô đập nhỏ, nén chặt. Thường tạo đống phân rộng 2 – 3 mét, cao 1,5 – 2 mét, trát bùn bên ngoài tránh mưa. Nhiệt độ đống phân 15 – 35oC, yếm khí.
  • Khi cacbon trong đống phân tăng, vi sinh vật hoạt động chậm, amon cacbonat khó phân huỷ thành amoniac nên hạn chế mật đạm. Phân có chất lượng tốt.
  • Nhược điểm: thời gian ủ lâu, phải 5 – 6 tháng mới ủ xong.

3. Ủ nóng trước ủ nguội sau

  • Ủ nóng 5 – 6 ngày, khi nhiệt độ 50 – 60oC nén chặt và ủ tiếp lớp khác lên trên, trát kín bùn.
  • Ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu sau đó ủ nguội bằng nén chặt để giữ đạm.
  • Có thể cho thêm vào đống ủ các loại phân chuồng khác .
  • Nhược điểm: tốn nhiều công đoạn

3 cách ủ phân bò hiệu quả cho bà con nhà nông - Thế giới giá thể, đất trồng cây

4. Ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học, men vi sinh EM

  • Hiện nay men vi sinh EM đã phổ biến rộng rãi trên thị trường, với ứng dụng rộng rãi và mang đến hiệu quả cao.
  • Trộn phân chuồng cùng các phụ phẩm nông nghiệp, chất đống ủ cao từ 1,5 – 2 mét, tưới Men vi sinh vật đã hoà với nước theo tỉ lệ 1/20, ướt đều đống ủ và tỉ kín lại bằng bạt, tránh tiếp xúc với mưa. Về các nguyên liệu và cách tạo đống ủ vẫn như truyền thống tuy nhiên khi sử dụng men vi sinh EM sẽ đẩy nhanh tốc dộ phân huỷ phân và không làm mất mát lượng đạm hữu cơ
  • Ngoài ra cần bổ sung thêm cả nấm Trichoderma để tiêu diệt các mầm bệnh gây hại cho cây trồng.
  • Việc ủ phân chuồng bằng men vi sinh EM sẽ giúp bổ sung vi sinh vật giúp cố định đạm, tránh làm thất thoát đạm.

Phân Hữu Cơ Là Gì? Ưu Nhược Điểm Các Loại Phân Bón Hữu Cơ

Vừa rồi là các biện pháp ủ phân chuồng phổ biến hiện nay với ưu và nhược điểm của từng loại. Thông qua bài viết, hi vọng bà con sẽ tìm ra cách làm phù hợp nhất đối với mình. Chúc bà con thành công!

“Nguồn: Internet”